Đặt hàng trực tuyến: (024) 3768.9567 - 3748.0206

Đăng ký   |   Đăng nhập     Giỏ hàng
 

 

Dịch vụ nước uống:

Văn phòng, Gia đình và Trường học

(Thời gian giao hàng: từ 8h00 - 18h00 các ngày trong tuần.)

 
 
 
 

Nước giải khát bỏ ngỏ thị trường

Ngày đăng: 17/12/2009   Lượt xem: 0
Thời tiết nắng nóng đã lập tức xua tan không khí ảm đạm tại thị trường nước giải khát. Vị trí độc tôn của nước giải khát có gas tại thị trường Việt Nam đang bị "lung lay", thay vào đó là sự lên ngôi của các loại nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên.
Nước giải khát bỏ ngỏ thị trường

Tuy nhiên các DN sản xuất nước trái cây đóng chai mới đáp ứng được 18% nhu cầu của thị trường, nhường phần còn lại cho các loại thức uống bình dân. Với ưu thế giá "bèo", các loại nước uống này vẫn được người tiêu dùng chấp nhận mặc dù không được bất cứ một cơ quan nào đảm bảo về chất lượng.

Là một trong 5 thị trường nước giải khát không cồn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Theo nghiên cứu mới đây của phòng nghiên cứu phát triển Công ty Chương Dương, mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 500 triệu lít nước ngọt có gas.

Trái với sự ảm đạm tại thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại VN tăng rất mạnh, đạt gần 30%/năm. Kết quả bán hàng năm 2004-2005 của Công ty Bidrico cho thấy, gần 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin, ít ngọt, mùi vị tự nhiên.

Trước sự thay đổi thị hiếu của thị trường, các DN sản xuất nước giải khát đã lập tức thay đổi cơ cấu sản xuất. Các đại gia: Vinamilk, Tribeco, Wonderfarm đã tung ra thị trường nhiều loại nước trái cây: táo, xoài, nho, mãng cầu... để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện các DN kinh doanh nước giải khát đã tăng sản lượng trên mức 20% so với năm ngoái: Vinamilk tăng 30% sản lượng nước trái cây nhãn hiệu Fresh; Pepsi tăng 30% sản lượng nước giải khát không gas. Các nhà nhập khẩu cũng làm đa dạng thêm thị trường bằng những mặt hàng cùng loại có thương hiệu: Ligo, Welch"s, Regain, Berri, Drwitt... Công ty Delta cũng khẳng định sẽ sản xuất nhiều sản phẩm nước trái cây, đặc biệt là các loại sử dụng nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt: atisô, mía lau, sâm, bí đao...

Sự đa dạng của thị trường đã khiến các hãng liên tiếp cạnh tranh trên nhiều mặt: Khuyến mãi, nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ nguyên giá bán dù giá nhân công và giá nguyên liệu đang tăng cao. Điều này đã khiến người tiêu dùng được trực tiếp hưởng lợi. Theo đánh giá của ông Fabrice Carrasco, Giám đốc TNS Việt Nam: "nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức uống tiện dụng và có lợi cho sức khỏe đang tăng mạnh tại thị trường nước giải khát Việt Nam. Thị trường này cũng còn nhiều tiềm năng lớn chờ đợi các nhà sản xuất đến khai thác, kinh doanh."

65% thị phần bỏ ngỏ của thị trường nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên đã nhường chỗ cho các loại nước uống: sữa đậu nành, nước ép rau má, cà rốt... được sản xuất theo "công nghệ" thủ công. Với giá thành bình dân như chất lượng, các loại nước uống này thường được bày bán ở vỉa hè, có mặt ở hầu hết các khu dân cư. Với ưu thế "nguồn gốc thiên nhiên, giá thành rẻ", không ít người vẫn chấp nhận thưởng thức những món giải khát này ở những chiếc xe đẩy, quán nước vỉa hè... với giá cực rẻ: 1.000-4.000 đồng/cốc. Mặc dù các loại nước uống này không biết được sản xuất tại đâu, khi nào nhưng đa số người dân vẫn chấp nhận sử dụng.

Mức tiêu thụ nước có gas trên thị trường đã đạt đến ngưỡng "bão hòa" và dự kiến sẽ giảm khoảng 5-6% trong các năm tới.

(Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

CÁC BÀI VIẾT KHÁC